Xe hơi và các hãng xe ở Hà Nội xưa

Ở Hà Nội, chiếc ô tô đầu tiên xuất hiện vào năm 1901, chủ nhân của chiếc xe chạy bằng động cơ hơi nước này là linh mục người Pháp tên là Puginier. Năm 1906, Công ty Xăng dầu Asiatic Petrolium mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Phúc Tân (gần cầu Long Biên), sự kiện này mở ra cơ hội cho xe ô tô nhập vào Hà Nội.

Có thể nói một loạt ảnh trên phố Paul Bert (Tràng Tiền ngày nay) cung cấp cho chúng ta có hệ thống nhất về quá trình, thời gian xe hơi (ô tô) du nhập vào Hà Nội…..(Ô tô ở Hà Nội, xưa và nay )

XE HƠI VÀ CÁC HÃNG XE Ở HÀ NỘI XƯA

XE HƠI VÀ CÁC HÃNG XE Ở HÀ NỘI XƯA (2)

XE HƠI QUA ẢNH TÔ MÀU HÀ NỘI XƯA

Hà Nội năm 1900s

Toàn cảnh đoạn đầu phố Tràng Tiền. Xe hơi thời kì đầu. Cửa hàng cạnh phải ảnh treo biển hãng thời trang ALAMOTHE

Toàn cảnh đoạn đầu phố Tràng Tiền. Xe hơi thời kì đầu. Cửa hàng cạnh phải ảnh treo biển hãng thời trang ALAMOTHE

Tòa nhà mái vòm lúc này là cơ sở chuyên bán xe hơi và xe đạp PEUGEOT của Charles Boillot.

Tòa nhà mái vòm lúc này là cơ sở chuyên bán xe hơi và xe đạp PEUGEOT của Charles Boillot. Năm 1917, trên các báo tiếng Pháp xuất bản ở Hà Nội xuất hiện các trang quảng cáo ô tô con. Ví dụ như hãng Citroen bán xe trả góp trong 12 tháng, Peugeot bán mẫu xe 12-SX 4 số 5 chỗ ngồi.

Ảnh từ kho tư liệu hành tinh của Albert Khan chụp khoảng 1915. Tòa nhà bên cạnh biển hiệu công ty của Felix Charriere bổ xung thêm bên dưới tên những người đồng sáng lập

Ảnh từ kho tư liệu hành tinh của Albert Khan chụp khoảng 1915. Tòa nhà bên cạnh biển hiệu công ty của Felix Charriere bổ xung thêm bên dưới tên những người đồng sáng lập

Thương hiệu Peugeot lên tận lên vòm mái. Bên dưới chữ GARAGR BOILLOT có thể đọc được năm xây dựng tòa nhà này (1900). Việc biển hiệu chuyển thành Garage Boillot cho thấy bên cạnh chức năng phân phối công ty của Charles Boillot còn cung cấp các dịch vụ hậu mãi. Cha của nhà văn Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Văn Lân làm thợ điện ở garage này.

Thương hiệu Peugeot lên tận lên vòm mái. Bên dưới chữ GARAGR BOILLOT có thể đọc được năm xây dựng tòa nhà này (1900). Việc biển hiệu chuyển thành Garage Boillot cho thấy bên cạnh chức năng phân phối công ty của Charles Boillot còn cung cấp các dịch vụ hậu mãi. Cha của nhà văn Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Văn Lân làm thợ điện ở garage này.

Hà Nội năm 1920-1930s

Những năm 30 trào lưu kiến trúc theo phong cách Art Deco mở đầu bằng việc xây dựng lại khách sạn Terninus (ngày nay là nhà thông tin - triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng) lan ra khắp phố. Các ngôi nhà được xây lại hoặc sửa mặt tiền cho phù hợp xu thế chung. Khách sạn Hà Nội lúc này bị thu hẹp lại, phần diện tích ở góc phố mọc lên Ngân hàng Pháp – Hoa. NXB Schneider chuyển đổi thành hiệu sách MAG CHAF.

Những năm 30 trào lưu kiến trúc theo phong cách Art Deco mở đầu bằng việc xây dựng lại khách sạn Terninus (ngày nay là nhà thông tin – triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng) lan ra khắp phố, trên con đường này đã thấy xe hơi, xích lô, xe đạp cùng tham gia giao thông.

Cinema Palace làm đậm đặ thêm không khí châu Âu trên con phố này. Cafe de la Paiix thời kì này chắc phát đạt nhờ sự xuất hiện của rạp chiếu phim sang trọng này

Cinema Palace làm đậm đặ thêm không khí châu Âu trên con phố này. Cafe de la Paiix thời kì này chắc phát đạt nhờ sự xuất hiện của rạp chiếu phim sang trọng này, một chiếc xe hơi lúc này rất hiếm cũng xuất hiện trên đường.

001.Bến xe Clemenceau..

Một điểm đón trả khách của xe buýt ở phố Clemenceau (nay là đường Trần Nhật Duật) Hà Nội năm 1928.

002.Cảnh tấp nập tại bến xe Clemenceau.

Cảnh tấp nập tại bến xe Clemenceau.

003.Bến xe Clemenceau.

Bến xe Clemenceau.

005.đường bờ sông là bến đỗ xe liên tỉnh- nơi đây có những xưởng sửa chữa và bày bán phụ tùng xe ô tô

Đường bờ sông là bến đỗ xe liên tỉnh- nơi đây có những xưởng sửa chữa và bày bán phụ tùng xe ô tô.

Hà Nội năm 1940-1950s

010.Chợ Hoa ven Hồ Gươm-Đầu phố Hàng KHay

Một ô tô đõ ở chợ Hoa ven Hồ Gươm-Đầu phố Hàng Khay

Rất gần thời điểm 1945. Vẻ mỹ miều bắt mắt của một trung tâm thương mại được thay thế bằng vẻ hầm hố có phần lem luốc của một xưởng thợ.

Thương hiệu Peugeot của tòa nhà này rất gần thời điểm 1945. Vẻ mỹ miều bắt mắt của một trung tâm thương mại được thay thế bằng vẻ hầm hố có phần lem luốc của một xưởng thợ.

Năm 1928 toàn nhà IDEO (Imprimerie d'Extrême-Orient) cao nhất Hà Nội được xây dựng, khối giữa 6 tầng, hai bên là 2 khối nhà 5 tầng trên ghi năm xây dựng lần đầu 1907 và năm xây lại 1928.

Năm 1928 toàn nhà IDEO (Imprimerie d’Extrême-Orient) cao nhất Hà Nội được xây dựng, khối giữa 6 tầng, hai bên là 2 khối nhà 5 tầng trên ghi năm xây dựng lần đầu 1907 và năm xây lại 1928. Thời điểm chụp ảnh có ô tô này vào khảng những năm 40

Thập kỉ 50 MAG CHAF thôn tính thêm ngôi nhà bên cạnh

Thập kỉ 50 tòa nhà MAG CHAF có ô tô đỗ bên dưới lòng đường, trên phố này đã thấy lác đác xe hơi và xe kéo tay đã không còn thấy nhưng xe đạp đã là phương tiện của nhiều nhà tầng lớp trung lưu Hà Nội.

Thập kỉ 50 MAG CHAF thôn tính thêm ngôi nhà bên cạnh

Một chiếc ô tô đỗ trên con phố.

Hình dáng này giữ đến khi tòa nhà mang tên hiệu sách Hà Nội - Huế - Sài Gòn (sau là hiệu sách Quốc văn)

Một ô tô đang đi về tòa nhà mang tên hiệu sách Hà Nội – Huế – Sài Gòn (sau là hiệu sách Quốc văn)

  Cận cảnh

Cận cảnh tuyến phố Tràng Tiền những năm 50 phia vỉa hè bên kia khách sạn đỗ rất nhiều xe hơi.

Ngã tư Tràng Tiền – Ngô Quyền những năm 50. Bìa trái ảnh là một phần Cinema Palace (thời kì này là rạp Eden) với những khối vuông và ô tròn trên mặt tiền. Tầng một các ngôi nhà Hotel et Café de la Paix, hiệu thuốc J. Blanc có sửa sang cho hiện đại hơn, nhưng vẫn giữ dáng dấp ban đầu. Ngôi nhà trước đây là tiệm ảnh của P. Dieulefils không rõ kinh doanh gì bởi sau năm 1913 P. Dieulefils trở về Pháp, giao tiệm ảnh này cho người khác quản lý. Tuy về sau, ông có quay lại Đông Dương để sáng tác, nhưng chủ yếu sống tại quê nhà Malestroit và mất vào năm 1937.

Ngã tư Tràng Tiền – Ngô Quyền những năm 50 xuất hiện nhiều xe nhà binh.

Mép trái bức ảnh thấy rõ trên hàng hiên ngôi nhà trước đây là tiệm ảnh Pierre Dieulefils có biểu tượng Gà Trống Vàng, hình như KS thôn tính tiệm ảnh xưa đeer mở rộng ra sát phố Tràng Tiền? Cửa sổ tầng một hiệu thuốc J. Blanc bị bít đi, nhưng cấu trúc gỗ tầng hai vẫn nguyên vẹn như ban đầu. Nhìn về phía Nhà hát lớn thấy rõ tấm biển Hanoi Hotel (sau 1954 đổi thành KS Dân Chủ)

Mép phải bức ảnh thấy rõ một xe hơi và xa xa còn mấy xe nữa.

Giai đoạn tạm chiếm (1947 -1954) rạp mang tên Eden.Cửa hàng sách bên canh mang tên Pacific.Vỏ ngoài của các tòa nhà này được sửa lại cho hiện đại hơn. Hầu như không ai biết dưới lớp vỏ bọc tân kì kia vẫn còn nguyên dáng vẻ ban đầu

Giai đoạn tạm chiếm (1947 -1954) rạp mang tên Eden.Cửa hàng sách bên canh mang tên Pacific.Vỏ ngoài của các tòa nhà này được sửa lại cho hiện đại hơn. Hầu như không ai biết dưới lớp vỏ bọc tân kì kia vẫn còn nguyên dáng vẻ ban đầu, lúc này những chiếc xe hơi cũng rất phong cách và hiện đại thời đó đỗ một loạt phía trước rạp.

Một tòa nhà hiện đại theo phong cách Art Deco với những lam bê tông chống nắng đã thay thế vào vị trí khách sạn Terninus. Bộ mặt khu vực thay đổi hoàn toàn.

Một ô tô đỗ cạnh Một tòa nhà hiện đại theo phong cách Art Deco với những lam bê tông chống nắng đã thay thế vào vị trí khách sạn Terninus.

Xe hơi đỗ đầy trên phố

Xe hơi đỗ đầy trên phố

Khách sạn Terninus giờ đây mang tên Taverne Royale (Tửu Quán Hoàng Gia), nơi khoảng giữa những năm 30 các nhạc sĩ thế hệ thứ nhất của Conservatoire Francais d'Extreme - Orient như Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Hữu Hiếu, Phạm Văn Nhường ... chơi nhạc tại một trong những phòng trà (café-concert) đầu tiên ở Việt Nam.

Khách sạn Terninus giờ đây mang tên Taverne Royale (Tửu Quán Hoàng Gia), một xe hơi đang đi về phía Bách Hóa Tổng Hợp.

Cờ Pháp và cờ quốc gia dật dờ trên mặt tiền hoang phế của tòa nhà. Dấu vết tàn phá cho phỏng đoán ảnh chụp vào thời kì Pháp tái chiếm Hà Nội

Cờ Pháp và cờ quốc gia dật dờ trên mặt tiền hoang phế của tòa nhà. Dấu vết tàn phá cho phỏng đoán ảnh chụp vào thời kì Pháp tái chiếm Hà Nội, nổi bật một chiếc xe hơi đi ngang qua.

Tiếp nối không gian của bức ảnh trước. Đầu phố Đinh Lễ đã xuất hiện một tòa nhà mới của bưu điện thành phố. Bưu ảnh này cùng loại với tấm trước, chúng được các hiệu ảnh tự sản xuất, phát hành với kiểu chú thích viết tay.

Tiếp nối không gian của bức ảnh trước. Đầu phố Đinh Lễ đã xuất hiện một tòa nhà mới của bưu điện thành phố. Một không khí thời chiến bởi sự xuất hiện một số xe nhà binh.

Xe nhà binh thay thế cho những chiếc limousine sang trọng

Xe nhà binh thay thế cho những chiếc limousine sang trọng

Không khí hoảng hốt trước ngày Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội. Với tâm trạng của kẻ ra đi, người phụ nữ Pháp này cố ghi vào trí nhớ những hình ảnh thân thuộc của thành phố ngày mai sẽ trở thành quá khứ. Ảnh trích từ loạt ảnh Last Days of Hanoi của Howard Sochurek.

Không khí hoảng hốt trước ngày Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội. Với tâm trạng của kẻ ra đi, người phụ nữ Pháp này cố ghi vào trí nhớ những hình ảnh thân thuộc của thành phố ngày mai sẽ trở thành quá khứ. Ảnh trích từ loạt ảnh Last Days of Hanoi của Howard Sochurek.

36phophuong.vn.

Bình luận về bài viết này